Trong phong thủy hay kinh dịch, kim mộc thủy hỏa thổ còn được gọi là ngũ hành. Người xưa tin rằng ngũ hành là nền tảng của vạn vật, có thể giải thích mọi quy luật xảy ra trong cuộc sống. Cho tới ngày nay, chúng ta vẫn đang áp dụng thuyết ngũ hành vào vận mệnh, triết học, thiên văn, y học cổ truyền… Vậy kim mộc thủy hỏa thổ là gì? Quy luật của ngũ hành ra sao? Mời bạn cùng Phong thủy Cát Tường tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Kim mộc thủy hỏa thổ là gì?
Kim mộc thủy hỏa thổ là gì là câu hỏi không mới nhưng được nhiều người tìm hiểu. Có thể định nghĩa kim mộc thủy hỏa là năm yếu tố trong thuyết ngũ hành – thuyết về vật chất cổ xưa của con người. Theo thuyết ngũ hành, năm yếu tố này là nền tảng để tạo thành vạt vật trong vũ trụ.
- Kim: Là yếu tố đại diện cho kim loại, thể hiện sự cứng cáp và chắc chắn. Kim là biểu trưng cho sự kiên định, quyết tâm và thành công.
- Mộc: Là yếu tố đại diện cho cây cối, thể hiện sự sinh trưởng, phát triển và nở rộ. Mộc liên hệ cho sự vươn lên khẳng khái, tươi mới đầy sức sống.
- Thủy: Là yếu tố đại diện cho nước, thể hiện sự linh hoạt, mềm mại, mát mẻ, trôi chảy và ẩn dật. Mộc là biểu trưng cho sự trí tuệ và khả năng thích ứng.
- Hỏa: Là yếu tố đại diện cho lửa, đầy năng lượng, nóng bỏng và sôi nổi. Lửa là biểu trưng cho sự kiêu hãnh, công bằng, sáng tạo và đam mê.
- Thổ: Là yếu tố đại diện cho đất, có tính ổn định, đồng nhất và chăm sóc. Thổ là biểu trưng cho sự bền vững, định hình, sinh hóa và dưỡng dục.
Nguồn gốc của Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ
Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ là học thuyết do các nhà triết học và tâm linh Trung Quốc sáng tạo ra, có từ thế kỷ 12 trước công nguyên. Thuyết ngũ hành cho rằng vạn vật trong vũ trụ được tạo thành từ năm yếu tố khác nhau gồm kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau không thể tách rời. Ngũ hành không chỉ được sử dụng để lý giải các sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên mà còn được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy nhà ở, xem tử vi tướng số, chữa bệnh trong y học cổ truyền…
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có bản chất là gì?
Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ có bản chất tương sinh, tương khắc, tức là quá trình luân chuyển, lưu hành và biến đổi của vạn vật, tạo ra nền tảng vận hành của vũ trụ. Ngũ hành kim mộc thủy hỏa ra không bao giờ mất đi mà sẽ biến chuyển, tồn tãi mãi mãi với thời gian và không gian.
Sự luân chuyển có thể hiểu là sự chuyển đổi trang thái vật chất trong tự nhiên, như một cái cây từ bé sẽ lớn lên. Sự lưu hành giống như việc lửa sẽ đốt cháy và thiêu rụi mọi thứ mà nó đi qua. Và biến đổi là sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, như lửa đốt cây, cây sẽ hóa thành than, tro tàn.
Quy luật ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ
Ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ luôn có sự tác động lẫn nhau theo quy luật riêng, cũng chính là nguyên nhân cho sự vận động của vạn vật. Sau đây hãy cùng Phong thủy Cát Tường tìm hiểu về tương sinh, tương khắc, tương vũ và tương thừa nhé!
Quy luật ngũ hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố kim – mộc – thủy – hỏa – thổ thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Sự hỗ trợ, thúc đẩy này được tuần hoàn liên tục, không có điểm dừng, tạo nên vòng tròn tương sinh. Cụ thể, mối quan hệ này thể hiện như sau:
- Thổ sinh kim: Kim loại được sinh ra, lưu giữ trong lòng đất. Mệnh thổ có tính chất hỗ trợ mệnh kim gặp may mắn, thành công.
- Kim sinh thủy: Kim loại sau khi bị nung nóng chảy sẽ chuyển sang dạng thể lỏng là thủy. Mệnh kim có tính chất hỗ trợ mệnh thủy.
- Thủy sinh mộc: Nước là yếu tố không thể thiếu cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Mệnh thủy có tính chất hỗ trợ mệnh mộc.
- Mộc sinh hỏa: Nghĩa là cây củi sau khi đốt cháy sẽ sinh ra lửa, nuôi dưỡng và duy trì ngọn lửa. Trong cuộc sống người mệnh mộc sẽ hỗ trợ cho mệnh hỏa.
- Hỏa sinh thổ: Ngọn lửa sẽ đốt cháy vạn vật mà nó đi qua, tạo thành tro về với đất. Chính vì thế mệnh hỏa sẽ rất tốt cho mệnh thổ.
Quy luật ngũ hành tương khắc
Trái với quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc thể hiện sự khắc chế, kìm hãm, bài trừ lẫn nhau giữa năm yêu tố kim mộc thủy hỏa thổ. Cụ thể như sau:
- Kim khắc mộc: Kim loại có thể rèn thành cưa, rìu để đốn hạ cây. Trong cuộc sống, mệnh mộc thường bị mệnh kim khắc chế, ảnh hưởng xấu trong mọi việc.
- Mộc khắc thổ: Cây muốn sinh trưởng sẽ phải cắm rễ vào lòng đất để hút dinh dưỡng của đất. Chính vì thế mệnh thổ sẽ bị khắc chế bởi mệnh mộc.
- Thổ khắc thủy: Đất đá có thể ngăn cản dòng chảy của thủy, vùi lấp dòng nước. Mệnh thủy bị khắc chế bởi mệnh thủy, cản trở việc thu hút tiền tài, may mắn.
- Thủy khắc hỏa: Nước có thể dập tắt lửa. Mệnh thủy gặp mệnh hỏa lập tức sẽ có cãi vã, tai họa.
- Hỏa khắc kim: Ngọn lửa có thể làm nóng chảy, biến đổi hình dạng của kim loại. Mệnh hỏa khắc mệnh kim, khiến dể nảy sinh mâu thuẫn, cuộc sống khó khăn, kém may mắn.
Quy luật ngũ hành tương vũ và tương thừa
Ngoài ngũ hành tương khắc thể hiện sự khắc chế nhau giữa năm yếu tố, mức độ khắc chế giữa các cặp nguyên tố còn sinh ra hai quy luật khác, đó là ngũ hành tương vũ và ngũ hành tương thừa.
Quy luật Ngũ hành tương vũ
Khi một yếu tố trong ngũ hành trở nên quá mạnh sẽ khắc chế mạnh mẽ hơn yếu tố khắc với nó. Hoặc một yếu tố trở nên yếu đi sẽ bị yếu tố khắc nó ức chế mạnh hơn.
Ví dụ trong y học cổ truyền, một người thường xuyên giận giữ sẽ làm yếu tố Mộc gia tăng, làm yếu tố Thổ bị khắc mạnh hơn. Điều này dẫn tới tình trạng đau dạ dày, đau bụng…
Quy luật Ngũ hành tương thừa
Khi một yếu tố quá mạnh sẽ khắc chế ngược lại yếu tố đang khắc nó. Ngược lại, một yếu tố trở nên quá yếu sẽ bị yếu tố mà nó đang khắc áp chế ngược lại.
Ví dụ: Thủy vốn khắc hỏa, nhưng khi một người bị trúng nắng, yếu tố hỏa trở nên mạnh mẽ, làm người đó ra mồ hôi lạnh, hay nói cách khác là làm Thủy bị suy yếu đi.
Cách xem mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đơn giản và nhanh chóng
Xem mệnh dựa vào can chi
Theo quan điểm của người phương Đông, mỗi người khi sinh ra đều mang một can chi, tùy theo năm sinh của họ (tính theo tuổi âm). Can chi dựa trên việc sử dụng hai chu kỳ thời gian là Thiên can và Địa chi.
– 10 Thiên can: Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân.
– 12 Địa chi: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Tính Can Chi dựa vào năm sinh
Ví dụ: Tính can chi cho năm 1987:
- Thiên can: số cuối là 7, tương ứng với thiên can Đinh
- Địa chi: Hai số cuối là 87, chia cho 12 sẽ dư 3, tương ứng với địa chi Mão.
- Vậy người sinh năm 1987 sẽ có can chi là Đinh Mão
Tính cung mệnh ngũ hành theo can chi
Ngũ hành gồm 5 mệnh là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi người sẽ sở hữu một hành riêng, tùy vào năm sinh của mình. Để tính được mệnh ngũ hành cá nhân, bạn có thể dựa vào can chi đã tính được ở bước trên.
Cách tính: Lấy Can + Chi = Mệnh, sau đó đối chiếu với bảng quy ước giá trị bên dưới. (Nếu kết quả lớn hơn 5 thì trừ thêm 5).
Ví dụ: Năm sinh 1987, có Can Chi là Đinh Mão, giá trị hàng Can là 2 (ứng với Đinh), giá trị hàng Chi là 1 (ứng với Mão). Lấy Can + Chi (2 + 1 = 3) ứng với mệnh Hỏa. Vậy nên những người sinh năm 1987 sẽ có mênh Hỏa.
Tính theo năm sinh
Khi một Can và một Chi kết hợp lại sẽ tạo thành một ngũ hành mới, hay còn gọi là ngũ hành nạp âm. Theo cách tính đó, chúng ta có 60 ngũ hành khác nhau. Bạn có thể tính mệnh của mình theo năm sinh âm lịch bằng cách tra bảng ngũ hành dưới đây.
Năm sinh
1948, 1949, 2008, 2009
1950, 1951, 2010, 2011
1952, 1953, 2012, 2013
1954, 1955, 2014, 2015
1956, 1957, 2016, 2017
1958, 1959, 2018, 2019
1960, 1961, 2020, 2021
1962, 1963, 2022, 2023
1964, 1965, 2024, 2025
1966, 1967, 2026, 2027
1968, 1969, 2028, 2029
1970, 1971, 2030, 2031
1972, 1973, 2032, 2033
1974, 1975, 2034, 2035
1976, 1977, 2036, 2037
1978, 1979, 2038, 2039
1980, 1981, 2040, 2041
1982, 1983, 2042, 2043
1984, 1985, 2044, 2045
1986, 1987, 2046, 2047
1988, 1989, 2048, 2049
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941
2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943
2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945
2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947
Ngũ hành nạp âm
Tích Lịch Hỏa (Lửa Sấm Sét)
Tùng Bách Mộc (Cây Tùng Bách)
Trường Lưu Thủy (Dòng Nước Lớn)
Sa Trung Kim (Vàng Trong Cát)
Sơn Hạ Hỏa (Lửa Dưới Chân Núi)
Bình Địa Mộc (Cây Ở Đồng Bằng)
Bích Thượng Thổ (Đất Trên Vách)
Kim Bạch Kim (Vàng Pha Bạch Kim)
Phú Đăng Hỏa (Lửa Đèn Dầu)
Thiên Hà Thủy (Nước Trên Trời)
Đại Dịch Thổ (Đất Thuộc 1 Khu Lớn)
Thoa Xuyến Kim (Vàng Trang Sức)
Tang Đố Mộc (Gỗ Cây Dâu)
Đại Khê Thủy (Nước Dưới Khe Lớn)
Sa Trung Thổ (Đất Lẫn Trong Cát)
Thiên Thượng Hỏa (Lửa Trên Trời)
Thạch Lựu Mộc (Cây Thạch Lựu)
Đại Hải Thủy (Nước Đại Dương)
Hải Trung Kim (Vàng Dưới Biển)
Lô Trung Hỏa (Lửa Trong Lò)
Đại Lâm Mộc (Cây Trong Rừng Lớn)
Lộ Bàng Thổ (Đất Giữa Đường)
Kiếm Phong Kim (Vàng Đầu Mũi Kiếm)
Sơn Đầu Hỏa (Lửa Trên Núi)
Giản Hạ Thủy (Nước Dưới Khe)
Thành Đầu Thổ (Đất Trên Thành)
Bạch Lạp Kim (Vàng Trong Nến Trắng)
Dương Liễu Mộc (Cây Dương Liễu)
Tuyền Trung Thủy (Nước Giữa Dòng Suối)
Ốc Thượng Thổ (Đất Trên Nóc Nhà)
Tại sao phải xem mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ?
Sau khi nắm được ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ là gì, câu hỏi đặt ra là tại sao phải xem mệnh ngũ hành? Ý nghĩa và vai trò của nó đối với cuộc sống người Việt ta ra sao? Cùng Phong thủy Cát Tường tiếp tục tìm hiểu sau đây nhé.
Phong thủy nhà ở
Thuyết ngũ hành được ứng dụng phổ biến trong phong thủy, đặc biệt là phong thủy nhà ở. Quy luật ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ được áp dụng trong thiết kế và sắp xếp không gian sống nhằm tạo ra môi trường cân bằng, hài hòa, mang năng lượng tích cực, hỗ trợ về sức khỏe, tâm linh và tài chính cho gia chủ. Bên cạnh đó, quy luật ngũ hành trong xây dựng, bố trí nội thất còn giúp gia đạo tránh được sự xung khắc, gây ra năng lượng tiêu cực và vận hạn xui xẻo.
Một số ứng dụng của ngũ hành trong phong thủy nhà ở như sau:
- Chọn hướng nhà: Hướng của ngôi nhà cũng quan trọng trong phong thủy. Mỗi hướng được liên kết với một hoặc nhiều yếu tố ngũ hành, và việc xác định hướng nhà có thể ảnh hưởng đến năng lượng trong ngôi nhà.
- Chọn màu sắc, vật dụng: Sử dụng màu sắc và vật dụng liên quan đến ngũ hành để tăng cường năng lượng tích cực trong ngôi nhà. Ví dụ, sử dụng màu xanh lá cây (Mộc) trong phòng làm việc có thể giúp tăng cường sự sáng tạo và phát triển.
- Vị trí đồ vật: Đặt vật dụng và nội thất ở các vị trí phù hợp với ngũ hành để tối ưu hóa năng lượng trong không gian. Ví dụ, đặt cây cỏ (Mộc) ở góc phòng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển và tích cực.
Xem tuổi kết hôn
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc được sử dụng rất phổ biến để xem tuổi khi dựng vợ gả chồng. Theo truyền thống của người Việt, khi cưới hỏi nhất thiết phải xem tuổi cho cặp đôi, nếu hợp mệnh thì sẽ giúp cho hôn nhân sau này viên mãn, đời sống tốt đẹp, nhiều may mắn. Trái lại, nếu bản mệnh 2 người không hợp nhau thì sẽ gặp nhiều khó khăn, xung đột trong cuộc sống sau này.
Thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, thầy thuốc Đông Y tin rằng các cơ quan trong cơ thể là các hành. Ví dụ, Kim liên quan đến phổi, Mộc đến gan, Thủy đến thận, Hỏa đến tim, và Thổ đến dạ dày. Thuyết ngũ hành được áp dụng để giải thích sự ảnh hưởng qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể, thể hiện ra bằng tình trạng sức khỏe.
Theo đó, mọi bệnh tật đều có thể được giải thích bằng sự mất cân bằng giữa các yếu tố ngũ hành. Ví dụ, nếu có sự mất cân bằng giữa Kim và Mộc, có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và gan. Phương pháp điều trị trong y học cổ truyền thường tập trung vào việc cân bằng và điều chỉnh ngũ hành. Việc sử dụng thảo dược, mát-xa, thiền, và các phương pháp khác có thể được áp dụng để cải thiện tình trạng ngũ hành của cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe tự nhiên.
Qua bài viết trên, Phong thủy Cát Tường đã giúp bạn hiểu rõ Kim mộc thủy hỏa thổ là gì cũng như các quy luật và ứng dụng của ngũ hành trong đời sống. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thuyết ngũ hành trong phong thủy nhà ở, bạn có thể liên hệ ngay đến Phong thủy Cát Tường tại hotline 0368771111. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn nhanh chóng và chính xác nhất.